Trường Mầm non số 2 Mường Mươnhttps://mnso2muongmuon.muongcha.edu.vn/uploads/logo160.png
Thứ bảy - 25/11/2023 00:42
Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm"tại trường mầm non số 2 Mường Mươn.
* Thuận lợi: Bộ giáo dục và đào tạo cũng không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, đổi mới chương trình để cố gắng phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo, thích tìm tòi khám phá cái mới, khai thác hết tiềm năng, năng lực vốn có trong mỗi cá thể. Các cấp lãnh đạo Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT cũng quan tâm, nhằm năng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện các mục tiêu của ngành. Nhà trường là được sự quan tâm PGD&ĐT huyện Mường Chà, Đảng ủy, chính quyền địa phương cơ sở vật chất đã từng bước được xây dựng khang trang. Việc tổ chức “ Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” bằng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu cho toàn thể giáo viên trong trường, là cơ hội để tôi tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo để làm đồ dùng đồ chơi, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Đặc biệt là sự ủng hộ quan tâm của phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã đóng góp về cơ sở vật chất cũng như tinh thần. Đa số giáo viên trong trường đều thấy được vai trò chủ đạo của việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo rất cần thiết cho trẻ. Trẻ đi học tương đối đều, được chơi thường xuyên nên đã có nề nếp và kỹ năng. Cô giáo có trình độ chuyên môn vững, khéo tay, yêu nghề mến trẻ, chịu khó. Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về chuyên môn nghiên cứu, sưu tầm các loại sách báo nên tích lũy được một số kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường gặp không ít những khó khăn sau: Trường mầm non số 2 Mường Mươn là trường mầm non thuộc xã vùng cao Biên giới đa số phụ huynh là người dân tộc làm nghề nông nên chưa thực sự quan tâm đến con, kinh tế còn khó khăn nên phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập vui chơi của trẻ, họ đưa con em họ đến lớp với mục đích là nhờ cô giáo chông, vì vậy việc học tập vui chơi của trẻ chưa đạt kết quả. Trẻ đông nhưng giáo viên phân bố cho các lớp còn thiếu, nhiều lóp chỉ một mình cô chủ nhiệm nên đôi khi giáo viên phải quán xuyến lớp một mình nhiều vì vậy nhiều việc chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Lớp đông có nhiều cháu mới đi học chưa qua lớp nhà mẫu giáo bé, một số trẻ là từ nơi khác đến tạm trú nên trình độ tiếp thu không đồng đều, rất nhiều trẻ nói ngọng, nói không rõ tiếng. Bởi vậy trẻ chưa có kỹ năng và nề nếp trong mọi hoạt động, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mà đặc biệt là hoạt động góc. Cơ sở vật chất: Đồ dùng trang thiết bị hiện đại tuy đã được bổ xung nhưng còn thiếu. Đồ dùng đồ chơi, đã qua nhiều năm sử dụng nên đã cũ và hỏng rất nhiều. Lớp đông cháu, đồ chơi một số góc còn ít không hấp dẫn trẻ. Thao tác chơi của trẻ với đồ chơi còn ít, đơn giản.
Đầu năm một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động chưa mạnh dạn tiếp xúc với đồ chơi, chưa tự giác chơi, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia dẫn tới trẻ không hứng thú, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp. Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ và đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học, để góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.